Một vài hướng dẫn căn bản khởi đầu của gia sư dạy Organ cho bố mẹ và các con trong việc chọn đàn cũng như làm quen với Đàn Organ. Ở độ tuổi của trẻ em thì việc thích nghe nhạc, chơi nhạc, tìm hiểu về một hoặc nhiều loại nhạc cụ và cũng hứng thú tham gia vào các hoạt động âm nhạc là rất nên được khuyến khích. Hiểu được điều này nên nhiều bậc cha mẹ đã quyết định cho con tham gia vào các lớp học đàn Piano cho trẻ em hay lớp học đàn organ. Tuy nhiên, việc chọn đàn organ cho bé là điều cần thiết và không hề dễ dàng khi dạy đàn Piano cho trẻ em. Hãy cùng tìm hiểu nhé.
Theo gia sư dạy Đàn Organ chúng tôi khi cho bé học Organ cũng có rất nhiều thương hiệu nổi tiếng và đắt tiền cho bạn lựa chọn. Tuy nhiên, bạn không cần chọn những cây đàn quá đắt tiền, quá nhiều tính năng nâng cao hay phải mua bằng được model mới nhất của hãng khi dạy đàn Piano cho trẻ em. Bởi như vậy sẽ gây ra một sự lãng phí không đáng có do ở độ tuổi mầm non, trẻ chưa đủ kỹ năng để sử dụng hết tính năng nâng cao của đàn.
Nếu bạn có thể tìm được người kiểm tra đàn giỏi và nguồn cung cấp uy tín thì đàn organ cũ cũng là một sự lựa chọn mà bạn có thể suy nghĩ. Nhưng nếu bạn không chắc chắn, hãy chọn giải pháp an toàn là đàn organ mới. Hơn thế nữa, nếu bạn xác định rằng sau này bé lớn hơn sẽ cho bé học đàn Piano thì bây giờ một cây đàn Organ cũ giúp bạn tiết kiệm chi phí rất nhiều, vì sau này khi cho con tham gia vào lớp học đàn Piano cho trẻ em, bạn vẫn phải mua đàn Piano cho bé luyện thêm.
Cách bố mẹ giúp con làm quen với Đàn Organ
Hướng dẫn cách học đàn thông thường :
- Trước khi tập vào bài mới, bạn cần đọc tổng quát cả bài đó là việc nhẩm + đập nhịp nhiều lượt giai điệu của bài, chú ý quan sát hóa biểu (khóa Sol- khóa Fa- dấu hóa - chỉ số nhịp,… ), tập nhìn kỹ các nốt nhạc nó nằm như thế nào (rất tốt cho việc luyện trí nhớ cũng như khả năng thị tấu của bạn)
- Khi ngồi vào tập đàn, bạn cần dành 15 đến 20 phút chạy luyện ngón 2 tay (HANON), chạy gam Rải hay chạy 1 sacle (âm giai) nào đó.
- Nguyên tắc tập từ chậm đến nhanh và đúng nhịp. Mắt luôn luôn nhìn bản nhạc, tai nghe, chân dậm nhịp.
Đánh 2 tay rất khó vì vậy bạn phải tập riêng từng tay 1.
Bạn nên chia nhỏ từng câu, từng đoạn để tập riêng. Chú ý đến ngón tay, các ký hiệu trên bản nhạc (luyến, ngắt,..).
Lưu ý bạn phải vừa đánh phím đàn vừa Nhẩm giai điệu cho dễ thuộc. Chỗ nào khó thì “cắt” nó ra và tập riêng nhiều lần.Đến khi ổn tất cả mọi câu, đoạn thì bạn hãy ghép cả bài.
Dùng phần đệm hòa âm tự động của đàn.
Tay trái: Bạn nhấn hợp âm (tiếng piano) đồng thời bạn Nhẩm giai điệu của tay phải. Sau giai đoạn này bạn mở điệu nên và ráp tay phải vô (tempo chậm rồi tăng từ từ đến đúng quy định của bài như quy tắc ở trên).
Tay phải: thì bạn tập giống như trên. (Sau khi đã thành thạo và ghép với nhịp trống ok rùi thì bạn chuyển qua tập tay trái).
Lưu ý khi bạn nhấn các hợp âm đệm tay trái không nhất thiết phải bấm các hợp âm gốc, cần chuyển đổi các thể đảo của hợp âm để ngón tay trái không phải nhảy xa.
Trong quá trình tập luyện, các bạn cần lưu ý đến nhịp phách của từng bài, ở mỗi ô nhịp đều có phách mạnh, phách yếu. Khi tập bạn nên nhấn rõ vào phách mạnh (nhẹ ở phách yếu) nhấn rõ vào các nốt có đảo phách. Với các nét chạy nhanh (móc kép) hoặc chùm 3 nên nhấn rõ vào các nốt đầu của mỗi chùm móc kép hoặc nốt đầu của mỗi chùm 3 để khi ghép với nhịp trống sẽ dễ dàng hơn.
Thứ Bảy, 10 tháng 10, 2015
Gia sư dạy Organ hướng dẫn chọn đàn Organ và cách tự học cho các cháu bắt đầu học và làm quen với Đàn Organ
18:50